“PEACE TREATY”- “HIỆP ƯỚC HÒA BÌNH” trong lớp học Montessori!!!

Hẳn mọi người sẽ đặt ra rất nhiều câu hỏi như “Hiệp ước hòa bình” là gì trong lớp học Montessori? Tại sao lại phải có “Hiệp ước hòa bình” trong lớp học đó? Và ý nghĩa của nó là gì? Trẻ học được tham gia hay học được gì từ “Hiệp ước hòa bình”??? Và rất rất nhiều câu hỏi khác liên quan đến hiệp ước này khi quan sát một lớp học Montessori.

Để giải thích cho những câu hỏi đó, chúng ta hãy quan sát những bản “Hiệp ước hòa bình” được cô và trẻ xây dựng lên như thế nào nhé!!!!

 

Từ những bàn tay xinh xắn, đáng yêu…

Hay từ những khuôn mặt rạng rỡ, hồn nhiên…

Đúng vậy, trong lớp học Montessori, “Hiệp ước hòa bình” đơn giản là những giao ước của cô và trẻ về nề nếp, về học tập, về những mục tiêu trong năm học sẽ đạt được…Và những giao ước này cần được tất cả các thành viên trong lớp chấp thuận và cùng nhau thực hiện.

Theo quan điểm của Maria Montessori “Xóa bỏ chiến tranh là công việc của các chính trị gia; còn việc thiết lập hòa bình là công việc giáo dục.” Đây là lí do mà bà đưa giáo dục hòa bình vào chương trình dạy cho trẻ trong lớp học Montessori. Hòa bình hay sự thỏa hiệp sẽ giúp trẻ tạo nên cho chúng một môi trường thích hợp mà chúng mong muốn. Khi trong lớp học, cả cô và trẻ tuyên bố rằng lớp học là “vùng hòa bình”. Điều này có nghĩa là nơi này không chấp nhận bất kỳ hình thức bắt nạt nào, kỳ thị nào. Đặt ra các quy tắc hay gọi là giao ước ngay vào đầu năm học cho tất cả thành viên trong lớp học. Có được sự đồng ý của tất cả thành viên (bằng nhiều hình thức khác nhau như in bàn tay, kí tên hay in ảnh lên trên) dán lên “Hiệp ước hòa bình” đó và có trách nhiệm gìn giữ thực hiện những nguyên tắc này.

“Hiệp ước hòa bình” có vai trò vô cùng quan trọng trong lớp học Montessori, nó giúp trẻ hoàn thiện mình hơn về nhân cách cũng như về tri thức. Không những chỉ có trẻ mà cả cô cũng học được sự tôn trọng, kiên nhẫn, tự lập, chia sẻ, yêu thương, có trách nhiệm, làm gương…bởi tất cả cô và trẻ trong lớp học đều đã chấp thuận với những giao ước trong “Hiệp ước hòa bình” để cùng nhau hoàn thiện, cùng nhau phát triển.

Trong mỗi giờ Circle, cô và trẻ luôn nhắc nhở nhau thực hiện những giao ước đó.

Cô có thể trò chuyện cùng trẻ về những giao ước mà trẻ đã thực hiện được trong những ngày qua, thậm chí có thể hỏi trẻ “Hôm nay con muốn hoàn thành những giao ước nào trên “Hiệp ước hòa bình”? Và sẽ thực hiện như thế nào?

“Hiệp ước hòa bình” có thể thay đổi theo từng năm học, từng lứa tuổi bởi,  ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có những kỹ năng, phẩm chất khác nhau để cô cùng trẻ thiết lập nên “Hiệp ước hòa bình” hay còn gọi là “Sự thỏa hiệp” cho phù hợp. Mỗi khi vào đầu năm học mới, cô và trẻ sẽ ngồi cùng nhau liệt kê ra những giao ước, nguyên tắc cô và trẻ sẽ cùng thực hiện trong năm học….

Và cũng chính vì những việc như vậy, ở Sunrise Kidz lớp học luôn luôn có những chiếc bảng ngay ngắn, đẹp đẽ và đầy màu sắc. Chúng luôn được treo ở những vị trí dễ nhìn thấy nhất như một điều nhắc nhở cả cô và trò như một thói quen thực hiện đúng lời mình đã giao ước.

Ba mẹ hãy cùng thử làm những chiếc bảng này xem, tôi tin rằng chúng có tác dụng tuyệt vời!

 

Add your thoughts

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *