Chương trình học tại Sunrise Kidz

Chương trình học của Sunrise Kidz được thiết kế và ứng dụng theo triết lý giáo dục của Tiến Sĩ Maria Montessori, xây dựng tổng hòa ba yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo cân bằng giữa giờ học và giờ chơi căn cứ vào độ tuổi và tâm sinh lý của từng lứa tuổi.

Chương trình giảng dạy của Sunrise Kidz là chương trình kết hợp giữa phương pháp Montessori và tiếng Anh tăng cường. Bên cạnh chương trình tiếng Anh giao tiếp với giáo viên nước ngoài, trẻ được rèn luyện và nâng cao vốn từ vựng, ngữ pháp một cách tự nhiên thông qua các hoạt động vui chơi trực tiếp với giáo viên nước ngoài và giáo viên Việt Nam.

Phương pháp giáo dục Montessori chính thống tập trung vào 5 môn học chính: 

Thực hành cuộc sống

Tiến sĩ Montessori dù̀ng khuynh hướng tự nhiên của trẻ làm kim chỉ nam và tổ chức nhiều bài tập trong lớp để trẻ có thể tham gia những hoạt động có ý nghĩa mà trẻ thích. Trong bài tập này, bà sử dụng những vật dụng thân thuộc: Cúc áo, bàn chải, bát đĩa, bình đựng nước, nước và nhiều đồ dù̀ng khác mà trẻ nhận biết được từ chính gia đình mình.

Trẻ nhỏ luôn đặc biệt thích thú với những công việc người lớn cho là bình thường như: Rửa bát, nhặt rau hay đánh răng. Những việc này rất thú vị đối với trẻ, vì trẻ được “bắt chước” người lớn. Bắt chước là những nhu cầu mạnh mẽ nhất của trẻ trong những năm đầu đời. Kỹ năng này thường được thấy ở các lĩnh vực như chuẩn bị đồ ăn, tự chăm sóc bản thân, bảo vệ môi trường cũng như ở lò̀ng biết ơn, tính lị̣ch sự và phục vụ cộng đồng.

Toán học

Trẻ có thể học các khái niệm toán học cơ bản từ hai cách: Sử dụng dụng cụ hữu hình trong những năm đầu khi trẻ thích chơi với thiết bị điều khiển hoặc học lý thuyết trừu tượng ở trường tiểu học. Tiến sỹ Montessori đã chứng minh rằng nếu trẻ được tiếp xúc với dụng cụ toán học trong những năm đầu đời, trẻ sẽ học được nhiều kiến thức và kỹ năng số học một cách dễ dàng và hào hứng.

Sau khi quan sát thấy những đứa trẻ tỏ ra hứng thú với việc đếm, thường thích chạm hoặc di chuyển vật khi đếm chúng. Tiến sỹ Montessori đã thiết kế những công cụ hữu hình để tái hiện mọi loại đị̣nh lượng. Trong một môi trường Montessori, trẻ không chỉ nhìn thấy biểu tượng cho (1), một nghìn (1000) hay một nửa (1/2) mà trẻ có thể nắm giữ những số lượng tương ứng trong bàn tay mình. Sau đó, bằng cách kết hợp, chia tách, chia sẻ, đếm và tìm hiểu thiết bị này, trẻ có thể tự mình nhận biết những nguyên lý cơ bản của số học.

Kỹ năng giác quan

Trẻ nhận biết thế giới xung quanh thông qua sử dụng liên tục các giác quan. Để kiểm tra một vật thể mới lạ, một đứa trẻ sẽ nhìn vào vật đó, nắm lấy nó trong tay mình để cảm nhận kết cấu và trọng lượng, lắc, liếm hay thậm chí cố cắn lấy nó.

Tiến sỹ Montessori nhận đị̣nh rằng đây chính là thời điểm lý tưởng để đưa cho trẻ những thiết bị mài giũa giác quan và giúp trẻ hiểu rõ những ấn tượng trẻ có được từ các vật dụng này.

Mỗi giáo cụ trong Kỹ năng giác quan được dù̀ng để xác đị̣nh riêng một tính chất như màu sắc, trọng lượng, hình dạng, kết cấu, kích cỡ, âm thanh, mù̀i hương… Những thiết bị này được thiết kế để tập trung vào một tính chất bằng cách giảm thiểu hoặc xóa bỏ hoàn toàn những tính chất khác. Ví dụ như các hộp âm thanh thì sẽ cù̀ng kích cỡ, hình dạng, màu sắc kết cấu và chỉ khác nhau khi ở âm thanh phát ra lúc trẻ lắc chiếc hộp. Với môn Giác quan:

  • Giúp trẻ quan sát thế giới và so sánh các đối tượng, phán đoán, lý luận và kết luận.
  • Trẻ hiểu thứ tự sắp xếp của môi trường xung quanh.
  • Học cụ trực quan giúp trẻ chuẩn bị cho các môn học, là cơ sở vững chắc cho môn học toán,…
  • Học cách tổ chức, phân biệt qua tri giác, cảm giác.


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khoa học và văn hóa

Khám phá khoa học: Trẻ sẽ tham gia vào trải nghiệm các thí nghiệm cù̀ng những giải thích mang tính khoa học đơn giản, dễ hiểu hay hành trình tìm hiểu về các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ.

Lịch sử: Trẻ có cơ hội tìm hiểu về các biểu tượng theo thời gian, công việc gắn với trẻ, những điều đã qua (ngày sinh nhật), các buổi trong ngày …

Địa lý: Trẻ sẽ có những kiến thức về đặc điểm của quả đị̣a cầu, nơi mình đang sống; các lục đị̣a trên thế giới ở dạng cầu, phẳng; một số dạng đị̣a hình đơn giản và gần gũi: Đảo – Hồ, Bán đảo – Vị̣nh.

Văn hóa: Trẻ tìm hiểu nét riêng về đất nước, con người, truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam và một số nước trên thế giới.

Tất cả các bài học đều được chuẩn bị sẵn sàng trên giá, xung quanh lớp học để kích thích sự tự do khám phá của trẻ.

Ngôn ngữ, chữ viết

Để có thể đọc và viết, trẻ cần phát triển 02 kỹ năng: Một là tận tâm ghi nhớ chữ cái và đọc từng chữ, hai là điều khiển bút bằng cơ tay. Cách tiếp cận của Montessori giúp trẻ học cả chữ và cách phát âm hoàn toàn độc lập với kỹ năng vận động. Do đó, trẻ học Montessori học viết không bằng cách viết mà bằng cách thực hiện nhiều hoạt động được thiết lập có mục đích để luyện tay trẻ biết viết một các trực tiếp và gián tiếp.

Trong ba năm học tại lớp Montessori, có một điều rất thú vị sẽ xảy ra. Sau khi sử dụng vật liệu để làm việc một thời gian, kỹ năng vận động và kỹ năng ngôn ngữ của trẻ (đây là hai kỹ năng được phát triển qua nhiều hoạt động song song) sẽ hội tụ lại. Khi trẻ nhận thấy bàn tay và ngón tay của mình có thể tạo ra con chữ, và thấy mình có thể ghép những chữ cái lại với nhau để tạo ra từ có nghĩa, trẻ đã đạt đến cấp độ mà tiến sĩ Montessori gọi tên là “bước đột phá của kỹ năng viết”